• Thư ngỏ

    Màu thời gian không xanh, Màu thời gian tím ngát,Hương thời gian không nồng, Hương thời gian thanh thanh ...

    Đọc thêm
  • Người con gái

    Người con gái hôm nay mặc quần tím

    Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng

    Vàng và tím là hai màu mỉm miệng

    Mím môi cười và chúm chím nhe răng.

    (Bùi Giáng)

    read-more
  • Sắc màu

    Một màu xanh xanh, Chấm thêm vàng vàng

    read-more
  • Nhớ mùa thu Hà Nội

    Hà nội mùa thu cây Cơm nguội vàng, Cây bàng lá đỏ

    Read-more
Previous Nextb



























Họ và tên:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung:
Mã xác nhận:

Xem thêm

Photobucket

Lăng mộ vua Môdôlơ (Mausole, Mausolus) - một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại được xây dựng vào khoảng năm 350 trước công nguyên, ở thành phố Halicacnaxơ (Halicarnasse) thủ đô Vương quốc Cari (Carie) nằm ở Tây Á, sát biển Êgiê (Égée). Công trình bắt đầu khởi dụng lúc vua Môdôlơ còn sống, nhằm thể hiện sự phồn vinh và hùng mạnh của đất nước mình sau khi thống nhất được Vương quốc Cari. Công việc còn dở dang thì nhà Vua băng hà, Hoàng hậu Actêmit (Artémise II) đã tiếp tục hoàn thành và công trình làm rạng rỡ tên tuổi nhà Vua qua kiệt tác kiến trúc này. Công trình được xây dựng bằng đá, dưới sự chỉ dẫn của các kiến trúc siw Pytêôt (Pytheos) và Xatyaôt (Satyaros), phần điêu khắc do Xcôpat (Scopas), Bryaxit (Bryaxis), Lêôkharêt) và Timôtêôt (Timotheos) đảm nhiệm.

Photobucket

Công trình có hình khối, gồm ba phần: dưới cùng là phần đế - tầng để thi hài mà dưới chân cũng là một hệ bậc tam cấp; phần giữa bên trong là phòng tế lễ và bên ngoài có hàng cột bao quang, có tượng trang trí; phần trên cùng là khối mái có dạng Kim tự tháp gồm 24 bậc, được kết thúc ở đỉnh bằng một cụm tượng (tượng Môdôlơ và Actêmit).

Photobucket

Photobucket

Công trình bị hủy hoại dần do thời gian, chiến tranh và động đất, đến thế kỷ 16 thì sụp đổ hoàn toàn (khi quân Thổ Nhĩ Kì xâm lăng vùng này). Nghành Khảo cổ học đã bỏ nhiều công sức thu nhăth các di vật của công trình quan trọng này và cũng có nhiều dự án phục chế, trong đó dự án của Kiêcsơn (làm những năm 1923 - 1928) được coi là chân thực nhất.

Photobucket

Lăng Môdôlơ chẳng những là một kiệt tác của kiến trúc cổ mà còn là một mẫu mực cho loại hình lăng mộ, từ đó Môdôlơ trở thành danh từ chung để chỉ lăng mộ của các bậc vĩ nhân, các vua chúa (Ph. Mausolée, A. Mausoleum, N. Mavzolej).



Xem thêm

Photobucket

Kim tự tháp
Kêôp là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.
Kim tự tháp là công trình có hình chóp, đáy vuông, thường là lăng mộ của các vua Ai Cập cổ đại. Có ba Kim tự tháp lớn: Kêôp (khéops hoặc Chéops), Kêphren (Khéphren) và Mykêrinôt (Mykérynos).

Photobucket

Photobucket
Photobucket Photobucket

Các Kim tự tháp được xây bằng những phiến đá lớn, mỗi tháp gồm hàng trăm triệu phiến trung bình nặng 2,5 tấn. Kích thước của tháp chứa nhiều phép tính kỳ diệu: lấy chu vi đáy chia cho hai (02) lần chiều cai của tháp sẽ được số P=3,14; Chiều cao của Tháp đúng bằng bán kính của hình tròn có chu vi bằng chu vi của đáy Tháp. Trong lòng tháp có phòng đặt Quan tài chứa xác ướp của vua Ai Cập. Phòng có kích thước 10,47 x 5,23m, thông với bên ngoài bằng một đường hầm rất hẹp (cao 1m, ngang 1,05m) và cửa ở lưng chừng Tháp tại độ cao 17,42m.
Kim tự tháp Kêôp là Kim tự tháp lớn nhất trong quần thể Kim tự tháp. Kêôp được xây dựng trên cao nguyên Ghizê (Gizeh, Ai cập). Tháp cao 146,6m (nay chỉ còn khoảng 137m0, mỗi cạnh đáy dài 231m, được xây dựng trong bốn mươi (40) năm, gồm 2,3 triệu phiến đá lớn (mỗi phiến nặng trung bình 2,5 tấn, những phiến ở đáy nặng 55 tấn) được mài nhẵn và xếp chồng khít lên nhau. Trong Kim tự tháp có nhiều phòng, hầm và hành lang kiên cố. Hiện nay thi hài Kêôp không còn.

Photobucket Photobucket

Kêôp là vua Ai Cập cổ đại, con trai của XnêFru (Snefrou, vua Ai cập), Pharaông thứ hai của triều đại thứ tư thời cổ vương quốc (khoảng năm 2600 trước công nguyên). Ông nổi tiếng là do đã chủ trì việc xây dựng Kim tự tháp Kêôp làm lăng mộ của mình.

Photobucket Photobucket

Theo nguồn thông tin ít ỏi liên quan đến Ai cập cổ đại, Kêôp đã xây dựng được một vương quốc hùng mạng của giới tăng lữ trong thời đại mà Hêliopôlít (Héliopolis - một trung tâm tín ngưỡng thờ thần Mặt trời) bắt đầu đóng vai trò là một thủ đô Tôn giáo, bên cạnh Memphit (Memphis) là một thủ đô chính trị.
(Theo "Từ điển bách khoa Việt Nam" tập 2, xuất bản năm 2002 và "Grand ditionnaire ebcyclopédique Larousse)


Xem thêm

Photobucket

Là một trong bảy kỳ quan của Thế giới cổ đại, Tháp đèn biển Alêchxanđri được xây dựng xong năm 285 trước công nguyên, trên đảo Pharôt (Pharos) ở Alêchxanđri (Alexandrie) - thành phố cảng đầu tiên của Ai Cập, trên đường biển qua lại của tàu thuyền người Phênxi (Phénicie) đi từ Tyrơ (Tyr) và từ Xyđông (Sydon) về hướng bờ biển Châu Phi; tác giả là Kiến trúc sư người Hi lạp Xôxtơratut ở Xniđut (Sostratus ò Cnidus).
Đó là một tháp ba tầng, cao 130m. Tầng dưới là một tòa nhà, mỗi chiều dài 30m xây bằng những viên đá vôi lớn. Tầng hai xây theo kiểu lầu bát giát bằng đá hoa cương. Tầng ba đặt ngọn đèn hình trụ có vòm che. Trên nóc vòm là tượng thần biển Pôxâyđông (Poséidon) bằng đồng cao 7 m, vòm có những cột đá hoa cương đỡ, không có tường bao quanh để ánh sáng của đèn chiếu khắp nơi nhờ một hệ thống mặt gương bằng kim khí phản chiếu, vì thế ở cách xa 60m người đi biển vẫn trông thấy. Năm 1302, do động đất Hải đăng Alêchxanđri đã bị sập đổ. Tên đảo Pharôt - nơi đặt ngọn Hải đăng đầu tiên của nhân loại đã trở thành một danh từ chung trong một số ngôn ngữ ở Châu Âu (như Ph. Phare, N. fara: đèn chiếu).


(Theo "Từ điển bách khoa Việt Nam", tập 2, xuất bản năm 2002, và "Grand dictionnaire encyclopédique Larousse")

Photobucket

Photobucket

PhotobucketPhotobucket

Photobucket

Xem thêm

Xem thêm

Xem thêm

Người con gái hôm nay mặc quần tím

Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng

Vàng và tím là hai màu mỉm miệng

Mím môi cười và chúm chím nhe răng.

(Bùi Giáng)

Xem thêm

Tri giác...Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh...

Xem thêm




Xem thêm

Xem thêm